736/2 Lê Hồng Phong, P. Phú Thọ, TP. TDM, T. BD
landscapefriend@gmail.com
0964 650 636
Facebook Tik Tok LK Landscape

KỸ THUẬT BỨNG DI DỜI CÂY

Bứng dưỡng cây trồng:

Đôi khi bạn được phân công để bứng di dời một cây nào đó hoặc vườn nhà bạn có cây vướng hạ tầng, vị trí cây không còn phù hợp cần phải di dời. Bạn cần hiểu biết một số đặt tính sinh lý cây trồng và các bước thực hiện cơ bản khi muốn bứng dời một cây trồng

Tùy vào loài cây, quy cách cây, điều kiện hay thời điểm cần bứng di dời, yêu cầu của gia chủ (Sếp/khách hàng) mà có biện pháp thực hiện phù hợp, sau đây là một kỹ thuật tôi muốn chia sẻ với bạn khi đề bài đưa ra là bạn được nhận công việc bứng một cây có quy cách khá lớn, cây có giá trị cao và là loài cây khó chăm khi bứng di dời

Kỹ thuật bứng di dời cây

Kỹ thuật bứng di dời cây

  1. Thời điểm bứng cây:

Nếu bạn Chủ động được thời điểm bứng cây thì bạn nên tránh chọn thời điểm bứng cây trong giai đoạn cây mới thay lá, lá còn non thay vì trong giai đoạn cây đang già lá hoặc rụng lá (Nếu bạn muốn biết vì sao thì tìm hiểu xem thêm: Thường cây đang già lá là cây trong giai đoạn tích lũy chất dinh dưỡng, khi đến thời điểm thích hợp sẽ dùng chất dinh dưỡng tích lũy để cho ra chồi/hoa/quả…, nếu bạn bứng cây trong giai đoạn cây đang tích lũy chất dinh dưỡng (Giai đoạn lá già) thì chất dinh dưỡng trong thân còn đó và cây có thể dùng để tự nuôi bản thân sau khi bứng. Còn nếu bạn bứng cây trong giai đoạn lá non, tức là các chất dinh dưỡng tích lũy trong thân đã sử dụng, cây dễ suy yếu không còn dinh dưỡng nuôi cây sau khi bứng, các chồi cây và lá non thoát nước rất nhanh nên việc giữ duy trì độ ẩm cho cây kém) .Tuy nhiên thường chúng ta không chủ động được thời điểm bứng cây, vì vậy bạn cần nắm các bước tiếp theo

  1. Cắt bớt cành lá khi bứng cây: 

- Vì sao phải cắt bớt cành nhánh cây khi bứng? Tôi trả lời bạn ngắn gọn như sau: Bạn cứ hiểu đơn giản là rễ cây giúp cây hút nước và lá cây là để thoát nước, Khi bứng bầu là hệ rễ đã hư tổn không thể hút nước được nữa nhưng lá cây thì vẫn thoát nước bình thường thì có phải cây sẽ bị mất nước và chết héo không? Cho nên bạn bứng cây cắt rễ và phải cắt luôn tán lá là để cân bằng cho cây bạn nhé, đương nhiên là cũng thuận tiện cho việc vận chuyển di dời 

- Việc cắt tán còn phải xem hệ rễ bị tổn thương mức độ nào, loài cây nào, có khả năng giữ nước hay thoát nước ít/nhiều mà cắt cành nhiều hay ít, miễn là bạn đảm bảo được sự cân bằng độ ẩm cho cây khi bị tổng thương cần thời gian phục hồi và phát triển

- Trung bình cắt bỏ bớt 2/3 tán cây, các vết cắt cần bôi sơn hoặc keo liền sẹo tránh bị nhiễm khuẩn, hư hại đến thân trong bài viết: Tìm hiểu thêm bài viết kỹ thuật cắt mé nhánh cây

- Có cách nào bứng cây mà không cần cắt bớt cành nhánh không? Trường hợp này thường chỉ áp dụng cho những loại cây trung tiểu mộc, cây có giá trị cao… và người thực hiện am hiểu về sinh lý cây, có kỹ thuật kinh nghiệm và chế độ chăm sóc sau khi bứng cây:

  • Bứng cây vào thời điểm cây già lá
  • Cây tiểu mộc, trung mộc hoặc loài cây ít thoát nước và có khả năng giữ ẩm trong thời gian dài+ Bầu cây lớn chắc khỏe, hệ rễ ít bị tổn thương
  • Ủ dưỡng cây trong môi trường mát, có các phương pháp làm giảm sự thoát nước của cây (Che nắng, quấn thân giữ ẩm, duy trì tưới và các chấy dinh dưỡng kích thích bổ sung thêm cho cây, đôi khi cần tướt bỏ hết phần lá để giảm sự thoát nước của cây)

Lưu ý: Việc cắt cành đúng sẽ giúp cây cân bằng sinh lý, có thời gian ổn định và phát triển, bạn luôn nhớ rằng đừng tham chừa quá nhiều cành nhánh làm mất cần bằng độ ẩm, khi cây tuột nhựa nặng thì khả năng chết cây rất cao

  1. Bó bầu:

Bó bầu cây

Bó bầu cây khi bứng

  • Lưu ý các đầu rễ khi cắt phải ngọt (Không để dập bể sẽ khó ra rễ mới và dễ nhiễm nấm bệnh khi gặp độ ẩm cao), sử dụng bao, lưới bó bầu [Bạn nên dùng chất liệu dễ phân hủy để bó bầu (Phần này sẽ giải thích thêm rõ hơn trong khâu trồng câyphần cắt tháo bầu cây trước khi trồng)]. 
  • Trường hợp cây trồng ở loại đất cát, đất sỏi…dễ bị bể bầu sau khi bứng và vận chuyển thì bạn nên dùng dây cao su, bao, băng keo…để quấn bó bầu. 
  • Tùy vào loài cây, tính chất công việc mà bầu cây người bứng lớn nhỏ khác nhau
  • Vì lý do nào đó mà bạn không bứng lấy được bầu cây như mong muốn, cây bị bể bầu nặng, trầy sướt hư hại da… đến đây bạn cần bình tính và có những quyết định đúng: Cành nhánh tán lá cũng cần phải bỏ bớt để cân bằng với sự hư hại của bầu và rễ cây, cây được di dời vào mát và chăm sóc với chế độ đặc biệt như ở vườn ươm.

Lưu ý: Bứng bầu kỹ và bó bầu khi cây còn ở vị trí dưới mặt đất, bạn không nên nâng cây lên mới bó bầu rất dễ bị bể bầu.

Bạn không nên bứng bầu quá to khi cây có quy cách nhỏ, điều này cũng là nguyên nhân cây dễ bị bể bầu lúc vận chuyển và trồng, còn nếu bạn bứng bầu nhỏ quá thì hệ rễ bị hư hại nhiều làm chậm sự phát triển của cây

  1. Ủ dưỡng:

  • Tùy theo loại cây mà có cách ủ dưỡng khác nhau, tất cả đều dựa trên 2 nguyên lý mâu thuẫn nhau đó là: Cần duy trì tưới nước cho cây không héo và cần giữ khô ráo cho bầu cây không bị nhiễm thối từ các đầu rễ, vết thương sau khi cắt bứng. Ngoài ra cần bổ sung cho cây các chất kích thích giúp cây mau ổn định, phục hồi và phát triển (Kích rễ, kích sinh trưởng, che lưới + bó thân để cây bớt thoát hơi nước và giữ tươi lâu, dùng keo quét các vết cắt cành giúp cây không bị tuột nhựa, nhiễm bệnh và mau chóng kéo da non liền sẹo,…). 
  • Trường hợp cây trồng được bứng và trồng nóng (Không có thời gian ủ dưỡng) bạn cần trồng cây nơi khô ráo, đất thoát nước tốt, chống cây cố định chắc chắn 

Lưu ý là thời gian dưỡng phải đủ đảm bảo cây ra chồi già và rễ ổn định, việc cây mới dưỡng thời gian ngắn, tượt cây còn non thì việc vận chuyển và trồng sẽ làm cho cây chết cao hơn là trồng khi cây mới bứng (Phần này cũng giải thích kỹ ở phần giai đoạn bứng cây không chọn thời điểm cây đang ra lá non).

Chồi non

Hình ảnh minh họa: canhquanbinhduong.com

  1. Sau khi bạn có môi trường tốt và điều kiện chọn được nguồn giống cây trồng phù hợp:

Bước tiếp theo là bạn cần có kiến thức cơ bản về việc trồng và chăm sóc cây. Tôi đưa ra một số nguyên tắc và lỗi cơ bản của người trồng cây hay mắc phải bằng kinh nghiệm sương máu của mình và tham khảo các nhà vườn:

5.1 Vị trí hố đào trồng cây thoát nước tốt:

Cách đơn giản là bạn quan sát bằng mắt thường xem vị trí trồng có thấp hoặc đọng nước so với khu vực xung quanh không, hoặc đơn giản nhất là khi đào xong hố bạn bơm nước vào và theo dõi thời gian rút thoát nước có tốt không. Nếu trong 1 ngày mà nước chưa thoát hết, ráo hố trồng cây thì tôi có một số phương án dành cho bạn: 

  • Chọn lại vị trí khác trồng cây phù hợp hơn. 
  • Có thể phía dưới có lớp đất sét hoặc tấm chắn gì đó gây cản thoát nước, bạn cần đào hố sâu và rộng, sử dụng đất trồng tơi xốp và trồng nâng cao gốc khỏi mực nước bị đọng. 
  • Bạn tạo rãnh hoặc độ dốc để dẫn nước ra khỏi hố trồng cây => Nếu trồng cây trong môi trường đất ngập úng, dư độ ẩm sẽ dẫn đến cây có hệ rễ phát triển yếu, dễ sinh nấm bệnh, cây bị hư thối rễ dẫn đến suy yếu chết dần và dễ đổ ngã (Bạn muốn biết nguyên nhân thì xem thêm phần tham khảo)

5.2 Cần tháo lưới bó bầu trước khi trồng:

Một số người khuyên bạn không nên tháo bầu cây vì có thể làm ảnh hưởng đến cây, chết cây… Nhưng tôi khuyên bạn với đạo đức làm nghề, bằng mọi cách bạn nên tháo lưới/bao quấn bầu vì tương lai cây phát triển về sau. Có thể bạn không bị ảnh hưởng gì, còn được khen tặng… nhưng hậu quả là người chăm sóc gánh chịu do hậu quả kém hiểu biết hoặc tôi không muốn nói là bạn không có đạo đức làm nghề. Họ phải lãnh hậu quả chăm sóc 1 cây ban đầu có thể phát triển rất tốt, nhưng suy yếu dần về sau và cây càng lớn thì khả năng ngã đổ càng cao (Bạn muốn biết nguyên nhân thì xem thêm phần tham khảo). Vậy cách tốt nhất cho bạn làm thế nào để tháo bầu cây mà cây không bị ảnh hưởng, không tháo thì cũng không được? tôi có một số phương án dành cho bạn như sau: 

  • Nếu bạn chủ động được phần cây giống thì bạn nên chọn chất liệu bó bầu là loại tự hủy (bao bố hay loại băng keo tự hủy). 
  • Bạn không chọn cây giống có bầu dưỡng to nhưng bầu bứng cũ có bao/lưới bó bầu khó phân hủy mà bên ngoài hễ rễ đã phát triển nhiều rồi, nếu thật sự bạn đã mua cây rồi thì bạn nên cắt tháo cẩn thận để giảm đi sự hư tổn của rễ, rạch cắt lưới để đảm bảo rễ cây phát triển lớn về sau không bị chằn/siết,…

5.3 Mặt bầu cây hoặc cổ rễ:

(Phần ranh giữa thân cây và chỗ phình ra của rễ đầu tiên trên bầu) phải bằng hoặc cao hơn mặt đất trồng, có vùng đất khô cằn thì bạn có thể trồng sâu bầu nhưng phải đảm bảo đất thoát nước tốt tránh cây bị ngập đọng nước quá lâu khi tưới (Phần lỗi này đã có nêu trên về cây có hố trồng không thoát nước tốt).

5.4 Sau khi dựng cây:

Cây được dựng đứng thẳng, cao độ bầu hợp lý thì bạn tiến hành lấp hố, lưu ý soi nước để đất trồng lọt vào các vị trí trống dưới bầu và làm cây cố định hơn về sau. Khâu này bạn không làm kỹ sẽ dẫn đến cây có nhiều khoảng không bên dưới bầu làm cây giữ nước yếu khi tưới, rễ cây không tiếp xúc với đất trồng làm nhanh khô héo rễ non, cây dễ nghiêng ngã sau khi trồng.

5.5 Chống cây cố định rất quan trọng:

Có nhiều phương pháp chống cây sau khi trồng, mục đích cuối cùng là giúp cây cố định không bị đổ ngã và tạo điều kiện cho hệ rễ không bị ảnh hưởng khi mới ra non, việc cây trồng không được quan tấm chống chắc cố định thể hiện được tính thẩm mỹ, tính chuyên nghiệp, đem lại cảm giác an toàn cũng như cây không bị nghiêng ngã về sau . Bạn cần lưu ý các lỗi chống cây sau: 

  • Phần cọc cắm đất chưa được nêm đóng kỹ (Cây sẽ bị nghiêng nếu phần cọc chống bị lún hoặc bị bật, căng cáp neo cây).
  • Cây chống không đảm bảo chất lượng: Cây non nhanh mục, hoặc teo nhỏ làm lỏng dây buộc giữa cây chống và cây trồng. 
  • Đối với cây trồng có quy cách nhỏ bạn hạn chế hoặc không dùng đinh đóng trực tiếp vào thân cây (Điều này có thể làm hư da, sam thân hoặc gãy ngang thân tại bị trí đóng đinh). 
  • Chọn cây chống già cứng và neo thêm cáp khi chống cây trồng có quy cách cao lớn hoặc trong điều kiện không gian hạn hẹp không chống được cây tứ diện (Lưu ý là bạn cần canh đều khi chống cây, đảm bảo 4 bên đều có lực chống, điều này vừa thẩm mỹ vừa đảm bảo được cây trồng cố định khi có gió xoáy hoặc đổi chiều. 
  • Cuối cùng là bạn cần theo dõi, điều chỉnh, gia cố, kiểm tra xử lý thường xuyên trong giai đoạn đầu và cũng lưu ý tháo gỡ khi cây đã ổn định và tự cố định (Nhiều cây trồng đã ổn định rồi mà cây chống chưa tháo gỡ đã làm ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ của cây trồng, nhiều cây bị chết do phần dây quấn lâu vào thân cây và khi cây phát triển lớn thì phần dây siết chặt làm hư da và mạch dẫn nhựa gây suy chết cây (Xem video dẫn chứng và hình ảnh một số lỗi chống cây)

5.6 Sử dụng thêm chất kích thích:

(Kích rễ, kích sinh trưởng, thuốc ngừa sâu bệnh,…), sử dụng vật dụng quấn thân, che nắng nhằm giảm sự thoát hơi nước cho cây, giúp cây giữ tươi lâu hơn (Tham khảo thêm về các điều lưu ý đối với một số cây khó trồng)

5.7 Cuối cùng là phần chăm sóc sau khi trồng:

Phần này tôi sẽ nói nhiều hơn trong bài viết: hướng dẫn chăm sóc cảnh quan, tuy nhiên một số điểm quan trọng cần lưu ý:

  • Tưới nước: Bạn cần đảm 2 điểm không mâu thuẫn nhau là không tưới nước ít làm cho cây bị héo và không tưới nước nhiều làm cho cây bị úng, chắc bạn hơi khó hiểu phải không? Ý tôi là bạn cần duy trì độ ẩm giúp cây giữ tươi trong thời gian cây dần ổn định phát triển rễ và chồi mới và bạn không tưới quá nhiều vào gốc làm dẫn đến cây bị đọng nước lâu ngày dẫn đến úng rễ (Phần này đã nói trên rồi) => Để hiểu rõ hơn bạn vui lòng xem thêm phân nội dụng cách chăm tưới cho cây mới trồng (Tưới duy trì độ ẩm qua thân, không tưới gốc, đối với cây dưỡng ổn định thì có thể tưới tự do thân và gốc nhưng tránh làm ngập úng cũng như lãng phí nước, cây khi ra lá non cần quan tâm chăm tưới nhiều lần/ngày (Cách tưới cây họ cau dừa khác với tưới cây thân gỗ như thế nào?...). 

Lưu ý: Cây trồng có thể đảm bảo sinh trưởng ổn định từ 3-6 tháng, có cây còn lâu hơn, trong thời gian này có khi bạn chỉ cần lơ là 1-2 ngày không tưới thôi là công cán của bạn xem như bỏ hết (Nhất là thời gian đầu cây mới trồng)

  • Bón phân: Thời điểm bón phân khi cây phát triển rễ, liều lượng bón và loại phân sẽ cân đối tùy theo sự phát triển của tán lá và giai đoạn của cây (Lưu ý khi cây chưa có rễ non lấy chất dinh dưỡng, bạn càng bón nhiều phân thì cây càng nhanh chết do ngộ độc nhiễm từ các vết cắt rễ khi bứng chưa lành). 
  • Phun thuốc ngừa sâu bệnh: Cây bị ức chế khi bị sâu hại tấn công trong giai đoạn ra lá dẫn đến kiềm hãm sự phát triển của rễ và suy yếu dần do hết chất dinh dưỡng tích lũy (Bạn nên theo dõi, phun ngừa hoặc xử lý kịp thời sâu hại trong giai đoạn cây ra lá non đó là điều bắt buộc), cây bị nấm bệnh tấn công trong giai đoạn sức đề kháng và khả năng phục hồi còn yếu (Bạn cứ nghĩ đơn giản là cây mới trồng như mình đang nằm bệnh, tiêu hóa xấu, không ăn uống được, các bệnh khác hoặc tác động bên ngoài làm ảnh hướng xấu đến bạn nếu không dược sự chăm sóc đúng mức (Truyền dịch, nước biển, bơm thức ăn qua dạ dày, truyền nước, uống thuốc,…). Cây cũng vậy bạn ạ, lúc bứng cây bạn cắt rễ và cắt cành lá hết rồi thì đâu có gì để giúp cây hút nước, hút chất dinh dưỡng, đâu có gì để quang hợp,… muốn cây sống thì bạn phải truyền thức ăn bằng cách: tưới nước qua thân + da + che tưới và quấn bao/vải,… giữ ẩm, phun chất kích thích (thuốc) qua da, thân cây,…

Định kỳ bón phân 1-2 tháng 1 lần bằng phân hữu cơ, tưới nước cho cây ngay mỗi khi bón xong phân. Hoặc bạn có thể pha phân loãng với nước để tưới. Thường xuyên cắt tỉa cành khô, mục, vươn xấu làm cản trở tầm nhìn, gãy đổ gây tại nạn không mong muốn.

  • Bón phân: chỉ được bón phân khi cây đã phát triển ra rễ và chỗi mới, liều lượng bón phụ thuộc và tỉ lệ với tán cây trong từng giai đoạn bón, Lưu ý khi sử dụng phân hóa học quá liều lượng sẽ làm suy yếu hoặc xấu nhất là chết cây.
  • Cách phòng trừ sâu bệnh hại: Cây mới trồng có khả năng kháng sâu bệnh rất kém, cây bị ảnh hướng, ức chế không phát triển khi bị sâu bệnh hại tấng công. Vì vậy cần kiểm tra thường xuyên để có biên pháp diệt trừ kịp thời. 

Lưu ý cho bạn luôn theo dõi kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời bạn nhe! Chúc bạn thành công 
 

Tin tức khác
KỸ THUẬT BỨNG DI DỜI CÂY

KỸ THUẬT BỨNG DI DỜI CÂY

Bứng dưỡng cây trồng: Đôi khi bạn được phân công để bứng di dời một cây nào đó hoặc vườn nhà bạn có cây..
CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NỘI THẤT, CHẬU CÂY VĂN PHÒNG

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NỘI THẤT, CHẬU CÂY VĂN PHÒNG

Ngoài việc có một sân vườn, một khuôn viên nơi bạn làm việc chúng ta còn có thể mang một phần của thiên nhiên vào..
CẮT CỎ - AN TOÀN LAO ĐỘNG

CẮT CỎ - AN TOÀN LAO ĐỘNG

Cắt cỏ là một trong nhưng công việc quan trọng không thể thiếu cho một công trình bảo trì chăm sóc cảnh quan sân..
CẮT CỎ PHÁT HOANG - DỌN CỎ CHỐNG CHÁY

CẮT CỎ PHÁT HOANG - DỌN CỎ CHỐNG CHÁY

Cắt cỏ phát hoang phòng cháy là một trong những biện pháp quan trọng giúp ngăn chặn nguy cơ cháy lan. Với tình trạng..
QUY TRÌNH THỰC HIỆN CẮT, DỌN CỎ LK LANDSCAPE

QUY TRÌNH THỰC HIỆN CẮT, DỌN CỎ LK LANDSCAPE

Dưới đây là quy trình thực hiện cắt và dọn cỏ của LK Landscape
DỊCH VỤ CẮT CỎ, PHÁT HOANG LK LANDSCAPE

DỊCH VỤ CẮT CỎ, PHÁT HOANG LK LANDSCAPE

Dịch vụ cắt cỏ, phát hoang của chúng tôi bao gồm dịch vụ cắt cỏ kiểng, cắt cỏ dại và cho thuê nhân công cắt..
CẮT CỎ SÂN VƯỜN và các kiến thức cần biết

CẮT CỎ SÂN VƯỜN và các kiến thức cần biết

Dịch vụ cắt cỏ tại Bình Dương LK landscape cung cấp dịch vụ cắt cỏ sân vườn, cắt cỏ hoang và dịch vụ cắt cỏ..
Tại sao nên sử dụng dịch vụ của Lk Landscape | Dịch vụ cắt cỏ sân vườn

Tại sao nên sử dụng dịch vụ của Lk Landscape | Dịch vụ cắt cỏ sân vườn

Với kinh nghiệm chuyên môn, đội ngũ nhân công nhiệt tình cùng trang thiết bị hiện đại, đầy đủ, chúng tôi luôn đưa..
Dịch vụ cắt cỏ hoang | Cắt cỏ phát hoang khu công nghiệp

Dịch vụ cắt cỏ hoang | Cắt cỏ phát hoang khu công nghiệp

LK Landscape cung cấp các dịch vụ cắt cỏ trên tất cả địa bàn tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tp. HCM...... Với hơn 10 năm..
Online: 1 Tổng truy cập: 572000